Xin Một Vé Trở Về Quá Khứ Với Các Lăng Tẩm Ở Huế

2490
Booking.com
Rate this post

Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn. Nơi có Kinh thành, Hoàng thành và lăng tẩm. Các lăng tẩm ở Huế có sức cuốn hút đặc biệt với du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng tẩm của các nhà vua Nguyễn không thôi cũng đủ giá trị đối với du lịch. huehomstay.net sẽ cùng bạn điểm lại những lăng tẩm độc đáo tại Huế.

Xem thêm kinh nghiệm chia sẻ khi du lịch Huế

Lăng Gia Long – Khu Lăng Tẩm Đầu Tiên

Lăng Gia Long là lăng đầu tiên được xây dựng trong các lăng tẩm ở Huế còn tồn tại. Điểm du lịch này khá xa thành phố, cách trung tâm kinh thành khoảng 20 km về phía Tây. Địa chỉ thuộc thôn Định Môn, huyện Hương Trà, xa hơn so với những lăng tẩm khác. Những ai thích sự giản đơn của kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh chắc chắn sẽ thích chốn này.

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất. Nó được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Đường vào lăng Gia Long rợp bóng cây, lãng mạn nhất so với tất cả các lăng mộ khác.

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Gia Long là nơi duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng. Mộ vua Gia Long bên trái, mộ bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu bên phải.

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Minh Mạng – Du Lịch Các Lăng Tẩm Ở Huế

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng. Vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Các lăng tẩm ở Huế rất phong phú cho bạn lựa chọn.

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng. Các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn. Bên cạnh đó là: điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt, cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều Bửu thành. Xung quanh lăng có La thành bao bọc. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình, vừa ngoạn mục.

Lăng Thiệu Trị – Đến Huế Nhìn Ngắm Kiến Trúc Xưa

Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy. Vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

Do yếu tố địa lý không cho phép kiến tạo Xương Lăng theo một trục dọc như các lăng tẩm ở Huế khác. Khu vực điện thờ được xây dựng riêng, cách lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Ngay sau hồ Điện có một nghi môn bằng đá cẩm thạch. Phía trên là những liên ba và một bầu Thái cực hình nậm rượu bằng pháp lam, trang trí hoa lá vui mắt và sinh động.

các lăng tẩm ở Huế

Khu lăng: nằm ở bên phải, trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Ðiện. Sau hồ Nhuận Trạch là Nghi Môn bằng đồng dẫn vào Bái Đình (sân chầu) rộng lớn. Hai hàng tượng đá ở hai bên tả, hữu tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng nửa đầu thế kỷ 19 ở Huế.

Khu tẩm: xây dựng riêng, cách Lầu Ðức Hinh 100m về phía trái. Qua Nghi Môn, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn là đến điện Bửu Ðức. Ðiện Bửu Ðức là nơi thờ bài vị của vua và vợ. Trong chánh điện, những cỗ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch có khắc trên 450 ô chữ chạm khắc. Đó là các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục. Các công trình phụ thuộc quây quần xung quanh điện Bửu Ðức càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm của chính điện.

Lăng Tự Đức – Không Gian Tịnh Tâm 

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị. Quần thể bao gồm nơi chôn cất vua, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây là một trong các lăng tẩm ở Huế đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

các lăng tẩm ở Huế

Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Đây là một quần thể gồm gần 50 công trình, hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Một số nơi tham quan như: hồ Lưu Khiêm, Kiêm Cung Môn, điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm, Ôn Khiêm Đường…

Lăng Đồng Khánh – Dấu Tích Một Thời

Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng. Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước. Nguyên trước đây là điện Truy Tư.  Vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Dục Đức – Điểm Du Lịch Huế

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại phường An Cựu, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km. Đây nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Lịch sử xây dựng lăng Dục Đức cũng phức tạp theo những biến động trong nội bộ triều đình và hoàng gia nhà Nguyễn.

các lăng tẩm ở Huế

Tại đây có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Giống các lăng tẩm ở Huế, lăng chia làm hai khu vực: lăng và tẩm, xa nhau khoảng hơn 50 mét. Cả hai khu vực kiến trúc đều xây thành bao bọc chung quanh. Lăng quay mặt về hướng tây bắc, dùng một ngọn đồi thấp ( cồn Phước Quả ) làm tiền án. Dòng khe chảy ngang trước mặt làm yếu tố “minh đường” và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm “hậu chẩm”.

Lăng Khải Định – Vẻ Đẹp Độc Đáo Lăng Tẩm Huế

các lăng tẩm ở Huế

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế. Đây được xem là lăng mộ đặc sắc nhất trong các lăng tẩm ở Huế. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Ðịnh có diện tích nhỏ hơn nhiều nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Về kiến trúc, lăng là sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường. Các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.

Kiến Trúc Độc Đáo Lăng Khải Định 

Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và được chia ra:

  • Vào lăng phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả nước
  • Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân bái đình, ở giữa có nhà bia Bát giác, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân. Các tượng này làm bằng chất liệu đá hiếm trong lăng Khải Ðịnh và đều có khí sắc. Hai cột trụ biểu cao to.

các lăng tẩm ở Huế

  • Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa. Ðiện Khải Thành là phòng chính của cung Thiên Ðịnh, có nhiều phòng liên hoàn. Các điện tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật.
  • Phòng sau của điện Khải Thành là chính tẩm có đặt tượng vua Khải Ðịnh, mộ phần ở phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua đã quá cố.

Lịch trình du lịch Huế 2 ngày 1 đêm, tham khảo ngay >>>

Nói chung, Lăng tẩm Huế không phải chỉ là chốn mộ địa u buồn. Bố cục mặt bằng lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính : phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu chôn thi hài nhà vua. Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu điện, lầu, gác, đình, tạ. Lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Có thể xem khu vực tẩm là Hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị. Nếu có dịp đến cố đô, nhất định đừng quên ghé thăm các lăng tẩm ở Huế.

Booking.com