Bạn Biết Gì Về Lễ Hội Festival Huế 2018 Vô Cùng Đặc Sắc ?

4061
Booking.com
3/5 - (1 bình chọn)

Huế vùng đất kinh kì, không chỉ nổi tiếng với những quần thể lăng vô cùng hoành tráng. Hay là những địa điểm tham quan tiêu biểu như cầu tràng tiền, chùa Linh Mụ, chợ đông ba,…Hay những nét ẩm thực Huế nhẹ nhàng mà thanh tao. Nhưng một sự kiện đã làm nên điểm nhấn đó là lễ hội Festival Huế hàng năm. Cùng huehomestay.net khám phá xem Festival Huế 2018 có gì đặc biệt nhé!

Lễ Hội Festival Huế 2018 Với Chủ Đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế – 1 điểm đến 5 di sản”

lễ hội Festival Huế

Chương Trình Lễ Hội Festival Huế 2018

Lễ Khai mạc: 20h00 ngày 27/4/2018 tại Quảng trường Ngọ Môn;
Lễ Tế Giao: 03h00 ngày 27/4/2018 tại Đàn Nam Giao;
Chương trình nghệ thuật “Văn hiến Kinh kỳ”: 19h15 – 21h15 ngày 28/4 & 30/4/2018 tại Đại Nội Huế;
Yến tiệc Hoàng Cung: 19h30 các ngày 27, 28, 29, 30/4 & 1, 2/5/2018 tại Duyệt Thị Đường – Đại Nội;
Lễ hội Đường phố “Sắc màu văn hóa”: 16h00 các ngày 28, 29, 30/4 & 01/5/2018 trên các tuyến phố chính:
    Ngày 28/4: Khai mạc tại Cung An Định – Hùng Vương – Đống Đa – Lý Thường Kiệt;
    Ngày 29/4: Trung tâm Văn hóa TP – Trần Hưng Đạo – Phan Đăng Lưu;
    Ngày 30/4: Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh – Hùng Vương – Trung tâm Dịch vụ Du lịch Festival;

    Ngày 01/5: Cửa Hòa Bình – Đặng Thái Thân – Đoàn Thị Điểm – Mai Thúc Loan – Đinh Tiên Hoàng – Sân Hàm Nghi

Liên hoan Hát văn, hát Chầu văn toàn quốc năm 2018: từ 19h00 các ngày 26 – 29/4/2018 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh;
Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn: 19h00 – 21h00 ngày 28/4/2018 tại Phu Văn Lâu;
Chương trình nghệ thuật “Âm vọng sông Hương”: 20h00 ngày 29/4/2018 tại Ngã ba sông Đông Ba – Công viên Trịnh Công Sơn;
 
Chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin”: 20h00 ngày 01/5/2018 tại Công viên Cầu Dã Viên;
  • Lễ Bế mạc: 20h00 ngày 02/5/2018 tại Quảng trường Ngọ Môn;

Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Những Hoạt Động Tiêu Biểu Tại Lễ Hội Festival Huế 2018 

Lễ Tế Đàn Nam Giao

Lễ tế Giao có giá trị văn hóa đặc sắc, với các nghi thức chính như: lễ quán tẩy, lễ đón các thần, lễ tế ngọc và lụa, lễ tấn trở, lễ hiến tước, lễ truyền chúc, lễ á hiến, lễ ban phúc, lễ triệt hạ. Chủ lễ cùng dân chúng dâng lên trời, đất và các vị thần linh mâm lễ phẩm có tam sanh là trâu, dê và lợn. Cùng trái cây, hương hoa, trầm trà, bánh trái, ngọc lụa, quả hộp, giấy vàng bạc, rượu, đèn sáp.

Lễ Hội Festival Huế

Con người cúng trời và đất để cầu mong quốc thái dân an, kinh tế phát triển, mưa thuận gió hoà, hướng mình đến lối sống chính niệm, biết ơn.

>>> Top 12 Khóa Học Dựng Phim Online Chuyên Nghiệp Nhất Hiện Nay

Liên Hoan Hát Văn, Hát Chầu Văn Quốc Tế

Đây là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy giá trị nghệ thuật, nhân văn. Loại hình Hát Văn Hát Chầu Văn trong “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Unesco ghi vào Danh mục di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ Hội Festival Huế

Đêm Khai mạc của lễ hội Festival Huế 2018 với các tiết mục đặc sắc được biểu diễn bởi hai đoàn nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhà hát Chèo Hà Nội. Hứa hẹn sẽ mang nét đẹp của nghệ thuật Hát Văn, hát Chầu Văn đến đông đảo công chúng.

Chương Trình Áo Dài

Đến với lễ hội Festival Huế 2018 năm nay. Chương trình Áo Dài Huế được sự góp mặt của nhiều nhà thiết kế trẻ trung, năng động. Cùng với sự đặc sắc, hồn thơ, và mang đậm chất quý phái hoàng tộc. Chiếc áo dài Huế sẽ tô đậm nên nét duyên dáng, nền nã một vẻ đẹp Việt, vẻ đẹp Huế trên nền tà áo quê hương.

Lễ Hội Festival Huế

Ngoài những nhà thiết kế trẻ trung năng động. Cũng có sự góp mặt của các ca sĩ, người mẫu nổi tiếng như: Vân Khánh, Hồ Quỳnh Hương,… Chương trình sẽ diễn ra lúc 20h00 ngày 1/5 tại sân khấu Bia Quốc.


Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Chương Trình Nghệ Thuật Âm Vọng Sông Hương

Âm vọng sông Hương là câu chuyện kể về một vòng đời của người dân sông nước Huế…Từ khi họ yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái, đến khi con cái trưởng thành. Cứ thế mà nối tiếp cha ông làm nghề trên sông nước, rồi kết thúc, lại mở ra một vòng đời khác. Tất cả đều gắn liền với dòng sông Hương thơ mộng.

Lễ Hội Festival Huế

Đặc biệt, đến với lễ hội Festival Huế 2018. Đây cũng là chương trình mà người dân xứ Huế tham gia đông đảo nhất bằng chính cuộc sống tình cảm và công việc của họ. Họ dành tặng cho những ai yêu Huế, dành tặng cho một vùng đất xứng đáng để tôn vinh, để tri ân, để tự hào. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTC1, VOVTV lúc 20h05 Chủ nhật, 29/4/2018.

Chương Trinh Âm Nhạc Trịnh 

Nhạc Trịnh Công Sơn chính là âm nhạc mà mọi tầng lớp trong xã hội có thể chạm tới theo cách riêng của mình. Bất cứ ai, ở đâu, tầng lớp nào đều cũng có thể nghe nhạc trịnh êm ái, hoài niệm, thảnh thơi.

Lễ Hội Festival Huế

Có chủ đề “Nguồn cội”, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra tại Công viên Phu Văn Lâu vào tối 28/4. “Nguồn cội” giới thiệu đến khán giả là quê hương, thân phận, tình yêu với phố, ru, ca khúc Da vàng, nhạc thiếu nhi, trường ca với 13 đoản khúc và sẽ được tóm gọn đầy đủ nhất trong một chữ “Thiền”.

Chương Trình Văn Hiến Kinh Kì

Văn hiến Kinh Kỳ sẽ được “kể” trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử. Để làm nổi bật 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận là: Quần thể di tích cố đô Huế. Nhã nhạc cung đình, Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Với thời lượng 80 phút, kịch bản chương trình được cấu trúc thành 3 chương.

Lễ Hội Festival Huế

Chương 1: Kể về quá trình thống nhất giang sơn, mở mang bờ cõi của triều đình hoàng đế triều Nguyễn.

Chương 2: kể về đất nước với sự ổn định chính trị. Giang sơn củng cố, đất nước bước vào cảnh thái bình với những vận hội mới.

Chương 3: sẽ kết thúc câu chuyện với các hồi: Mở mang quốc học, Bảo vật trường tồn, Linh khí hội tụ, Ngàn năm văn hiến.


Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Chương Trình Nghệ Thuật Tỏa Sáng Niềm Tin

Tại Lễ Hội Festival Huế 2018. Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật âm nhạc. Không những thế chương trình có những tiết mục múa Phật giáo với chủ đề “Tỏa sáng niềm tin”. Chương trình sẽ là sự kết hợp các nghi lễ thả đèn hoa đăng trên sông Hương, cầu quốc thái dân an. Diễn ra vào lúc 20h00 ngày 01/5/2018.

Lễ Hội Festival Huế

Giá Lễ Hội Festival Huế 2018

lễ hội Festival Huế
Khai Mạc Festival Huế
1. Chương trình Khai mạc Festival Huế 2018: 200.000 đồng
2. Chương trình nghệ thuật tại Đại Nội (29/4, 01/5)
100.000 đồng
3. Chương trình Văn hiến Kinh kỳ (28, 30/4) 100.000 đồng
4. Chương trình Áo dài 150.000 đồng
5. Dạ tiệc Hoàng cung: 1.900.000 đồng
6. Chương trình nghệ thuật tại Cung An Định: 50.000 đồng
7. Chương trình Bế mạc Festival Huế 2018:
150.000 đồng

 

Các đối tượng được miễn, giảm vé bao gồm:

  • Đoàn khách trên 15 người, có hướng dẫn viên đi kèm thì hướng dẫn viên được miễn vé xem các chương trình biểu diễn (trừ vé yến tiệc, Khai mạc và Bế mạc).
  • Trẻ em chiều cao dưới 1m2 được miễn vé (trừ vé yến tiệc).

Ẩm Thực Festival Huế 2018 Có Gì Đặc Biệt ?

Với quy mô 90 gian hàng. Được chia làm ba khu vực: khu vực ẩm thực quốc tế, khu vực ẩm thực 3 Miền và khu vực ẩm thực Huế. Bên cạnh 20 gian hàng dành cho các nước tham gia. Còn có 60 gian hàng dành cho các khách sạn, doanh nghiệp du lịch của các tỉnh, địa phương trên cả nước.

lễ hội Festival Huế
Các gian hàng ẩm thực tại Festival Huế 2018

Liên hoan ẩm thực năm nay được mở ra nhiều gian hàng đến vậy. Bởi mong muốn được giao lưu văn hóa ẩm thực trên mọi vùng miền đông nam á. Từ đó, mở ra cơ hội giao lưu, hội nhập với nền văn hóa ẩm thực của các nước trong và ngoài khu vực Asean.

lễ hội Festival Huế
Ẩm Thực Ba Miền Đất Nước.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế kéo dài từ nay đến hết ngày 02/5. Sẽ góp phần tạo nên một bầu không khí sôi động hơn cùng với rất nhiều hoạt động tiếp theo tại Festival Huế 2018.

lễ hội Festival Huế
Ẩm Thực Pháp

Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Những Làng Nghề Văn Hóa Sẽ Góp Mặt Tại Lễ Hội Festival Huế 2018

Nón Lá Làng Mỹ Lam – Lễ Hội Festival Huế

Đến Huế, một vùng đất đầy thơ mộng, và những tà áo dài thướt tha. Nhưng cùng với bao sắc khoe hương của nền văn hóa trung bộ. Chiếc nón lá tự bao giờ là một trong những yếu tố tạo nên sự duyên dáng của một cô gái Huế. Có chiếc nón lá cùng bộ áo dài truyền thống. Người phụ nữ bỗng trở nên quý phái hơn, sắc nét mà dịu dàng hơn bao giờ hết.

lễ hội Festival Huế

Nằm ven theo con sông Như Ý dọc với đường tỉnh lộ 10A cách trung tâm TP Huế 8km về phía Đông. Làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế nổi tiếng với nghề chằm nón có lịch sử hơn 150 năm.

lễ hội Festival Huế

Đến với Lễ Hội Festival Huế, cùng ước muốn giới thiệu các sản phẩm nón của Làng nón Mỹ Lam đến với du khách. Mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, kinh doanh cũng như nâng tầm vị thế của Huế đến với bạn bè gần xa. Dịp lễ hội Festival Huế này, là dịp giới thiệu các sản phẩm đến với du khách trong và ngoài nước.

lễ hội Festival Huế

Du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm các bà, các chị. Ngồi giữa gian nhà khâu nón lá, tay thoăn thoắt nhưng miệng cười nói vui vẻ, lưu lại trong mỗi chúng ta một ấn tượng khó phai.

Nghề Thêu Truyền Thống – Lễ Hội Festival Huế

Đến với lễ hội Festival Huế, một nơi sản sinh ra tà áo dài thướt tha. Cũng chính là vùng đất nổi tiếng với nghề thêu. Những đường thêu thủ công đầy sắc xảo, chưa cả tâm hồn thợ thêu, là sự kiêu sa hoàng tộc.

lễ hội Festival Huế

Có thể nói, qua các kỳ lễ hội Festival Huế nghề truyền thống. Nghề thêu xứ Huế nói chung và những người thợ thêu nói riêng. Một phần nào đã có cơ hội thể hiện tài năng và trình làng những sản phẩm tinh tế. Qua đó phát triển mạnh nhờ vào khâu quảng bá và giới thiệu sản phẩm từ lễ hội lớn này.

Làng Sình – Lễ Hội Festival Huế 

Nhắc đến các sản phẩm tranh dân gian Huế, không thể không nhắc đến tranh Làng Sình. Một làng nghề tranh truyền thống nổi tiếng tại huế. Đến với lễ hội Festival Huế năm nay. Tranh làng Sình hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách nhiều mẫu tranh đẹp sống động nhất.

lễ hội Festival Huế

Khi xưa, tranh dân gian làng Sình chủ yếu phục vụ việc thờ cúng, tâm linh. Trải qua thời gian, tranh làng Sình còn là truyền thống. Là sản phẩm du lịch độc đáo trong mắt bạn bè gần xa và góp phần vào việc bảo tồn nghề truyền thống Huế.


Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Các Sản Phẩm Gốm – Lễ Hội Festival Huế 

Gốm Vĩnh Long ra đời vào năm 1983 và phát triển mạnh từ năm 1997 trở lại đây. Với hàng ngàn mẫu mã khác nhau, các sản phẩm gốm Vĩnh Long đã có mặt trên tầm quốc tế. Như EU, Mỹ, châu Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản. Với sản lượng sản xuất ngày một tăng. Từ nửa triệu sản phẩm các loại lên đến gần 50 triệu sản phẩm đã trở thành thế mạnh của làng gốm Vĩnh Long.

lễ hội Festival Huế

Làng Nghề Đan Thảm Lục Bình – Lễ Hội Festival Huế 

Sản phẩm chủ yếu là các dạng đan khung. Sản phẩm tương đối phong phú và đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ. Điển hình một số sản phẩm như: chậu, thùng đựng đồ, giỏ xách, đĩa đựng trái cây, sọt cắm hoa…

Làng Nghề Đan Thảm Lục Bình

Những người phụ nữ Vĩnh Long đã tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu đáng kể. góp phần vào phát triển kinh tế ở địa phương. Những sản phẩm đan thảm hứa hẹn sẽ được để ý nhiều trong mắt bạn bè quốc tế.

Đèn Lồng Cung Đình Tại Lễ Hội Festival Huế

Để góp phần cho một hoàng cung tráng lệ. Sản phẩm đèn lồng Huế là một gương mặt không thể không nhắc đến tại Lễ Hội Festival Huế 2018.

Lễ Hội Festival Huế

Khoảng 20 chủng loại sản phẩm đèn lồng mang phong cách truyền thống Huế gồm: đèn cung đình, đèn kéo quân, đèn ú, đèn sen, đèn tỏi… được chạm khắc hoa văn rồng, phụng, mai, lan, cúc, trúc và in trên vải là hình rồng. không những thế những lối kiến trúc cung đình Huế, các lăng tẩm, chùa chiền…cũng được đưa vào để làm đèn lồng.

Diều Huế – Lễ Hội Festival Huế

Với 170 mẫu diều, gồm hàng chục mẫu mã diều mới nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Hình tượng diều cũng thường mô phỏng dáng dấp của rùa, rồng, phụng, bướm,… Điểm đặc biệt là diều Huế được làm hoàn toàn bằng thủ công. Trong đó các khâu từ lên ý tưởng, chọn vật liệu, định hình khung diều, bọc vải, sơn vẽ họa tiết và thử nghiệm.

lễ hội Festival Huế

Đồ Mỹ Nghệ – Điêu khắc

Các mặt hàng trang trí bằng gỗ như: câu đối, tủ, bàn, ghế, phản, bức tranh… và hàng thờ cúng như: tượng Phật, lư hương, lục bình, chân đèn… hàng lưu niệm được chạm trổ rất kỳ công với thiết kế, hình dáng phong phú, đa dạng và có giá trị cao.

lễ hội Festival Huế

Dịp Festival này, với thêm 20 – 25 mẫu mã mới nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng như: Hoành phi; hoành cuốn thư; tranh tứ quý… để khách hàng tham quan, lựa chọn và mua sắm, cũng như trưng bày, quảng bá cho lễ hội nghề.

Nghề làm Mỏ – Lễ Hội Festival Huế

Mõ là một dụng cụ khá quen thuộc ở các chùa chiền. Nói đến mõ, người ta thường nhắc đến nghệ nhân Lê Thanh Liêm. Một người làm mõ nổi tiếng trên đất cố đô. Những chiếc mõ do ông làm không chỉ có mặt ở những ngôi chùa lớn nhỏ ở Huế. Như Từ Đàm, Từ Hiếu, Linh Mụ, Tường Vân, mà thậm chí xuất sang các nước như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Canada…

lễ hội Festival Huế

Làng Hương Thủy Xuân – Lễ Hội Festival Huế

Làng Hương Thủy Xuân là một làng chuyên làm nên các bó hương thơm ngát. Trước đây, hương chỉ có hai màu nâu và đỏ. Nhưng để bắt mắt du khách, những người thợ cần mẫn đã tìm cách phối thành nhiều màu để nhuộm chông.

lễ hội Festival Huế

Từng bó chông hương với đủ loại màu sắc, xòe thành từng chùm. Các chông hương dựa vào nhau rồi tỏa ra như những đóa hoa và cứ thế níu chân không biết bao đoàn du khách.

Pháp Lam – Lễ Hội Festival Huế

Từ thời vua Minh Mạng, nghề Phap Lam được du nhập từ Trung Hoa. Pháp lam Huế thật sự độc đáo với những mảng phù điêu, tranh lớn trang trí cho công trình. Cùng nhiều màu sắc tươi tắn, tương phản do những nghệ nhân Việt Nam thực hiện đầy sáng tạo và biểu cảm.

lễ hội Festival Huế

Đến với lễ hội Festival Huế 2018. Nghề Pháp Lam sẽ được trưng bày những sản phẩm được phục chế. Không những thế còn cho ra một vài sản phẩm có đường nét và hoa văn của pháp lam cực kỳ độc đáo.

Làng Nghề Đúc Đồng – Lễ Hội Festival Huế

Làng đúc đồng nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ. Trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân. Cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ Hội Festival Huế

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thủy tổ của nghề này. Là ngài Nguyễn Văn Lương quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Nghề này đã được truyền thừa qua gần 15 đời.

Liễn Làng Chuồn – Lễ Hội Festival Huế

Liễn được treo trên tường hay trên cột, chạy dọc như theo câu đối hay theo tranh tứ quý. Riêng đại tự có thể treo riêng hoặc giữa hai liễn câu đối như bức hoành cầu phúc.

Lễ Hội Festival Huế

Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang. Là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau.

Làng Kim Hoàn Kế Môn – Lễ Hội Festival Huế

Nghề kim hoàn ở Kế Môn là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc, bao gồm ba bộ phận:
– Ngành trơn: các sản phẩm đơn giản, không chạm trổ nhiều.
– Ngành đậu: thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt sản phẩm.
– Ngành chạm: chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm.

lễ hội Festival Huế

Hiện nay, nhiều người thợ kim hoàn ở làng Kế Môn đã hành nghề phân tán ở nhiều nơi.  Đến với lễ hội Festival Huế năm nay, sẽ chính là nơi hội tụ các thợ lành nghề. Hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.


Hot Ưu Đãi Thêm Gói Tư Vấn và Đồng Hành Du Lịch “FREE” của SayHi Travel Theo Tuổi, Mục Đích Chuyến Đi, Số Lượng,…?

?   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại TP Huế – Gọi Ngay: 0932.565.251


Làng Nghề Thiếp Vàng Tiên Nộn – Lễ Hội Festival Huế

Nghề Thiếp Vàng hay còn gọi là nghề sơn mài. Một nét đặc sắc không thể thiếu đối với vùng đất kinh kỳ. Sơn mài truyền thống Huế có thể chia thành ba loại: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi.

Lễ Hội Festival Huế

Gam màu cổ truyền và căn bản của những tác phẩm sơn mài là cánh dán, đỏ, đen, màu của vàng, bạc nguyên chất dưới dạng bột hay được dát mỏng thành lá. Về sau, hệ màu này được bổ sung thêm sắc độ xanh, xám, màu trắng vỏ trứng, màu hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc…

Booking.com